Fnatic đã công bố sự ra đi chính thức của người chơi hỗ trợ Bora "YellOwStaR" Kim đã gắn bó với họ gần 3 năm. YellOwStaR rời Fnatic khi đang là đội trưởng kiểm đảm nhận người kêu gọi chính của đội.
Tuyển thủ 23 tuổi người Pháp gia nhập Fnatic vào năm 2013, và anh nhanh chóng giúp cho Fnatic trở thành đội tuyển số một Châu Âu, giành chiến thắng ở 3 mùa giải LCS. Bước vào năm 2015, khi mà 4 người chơi kì cựu đã quyế định rời đội, Fnatic đã đặt toàn bộ niềm tin của họ vào YellOwStaR để tái thiết lại đội hình.
YellOwStaR đã đưa Fnatic nhanh chóng trở thành đội tuyển LMHTsố một Châu Âu mà chưa bao giờ từng xuất hiện trước đây. Đội hình mới toanh của Fnatic dã giành chiến thắng ở cả hai giải đấu LCS trong cùng một mùa giải, trở thành đội tuyển bất bại trong suốt Mùa Hè, trước khi bước tới vòng Bán kết của CKTG 2015.
Khi có YellOwStaR trong đội hình, Fnatic đã có 6 chức vô địch LCS Châu Âu, có mặt tại mọi trận Chung kết kể từ thời điểm đó. Nhưng 3 năm của YellOwStaR ở Fnatic và 5 năm phiêu lưu tại Châu Âu của anh chàng này sắp đi đến hồi kết khi Kim quyết định thi đấu ở LCS Bắc Mỹ kể từ mùa giải kế tiếp.
Đây là một quyết định khó khăn của YellOwStaR, nhưng với việc 2 tuyển thủ chính từ đội hình thành công của năm 2015 là Heo “Huni” Seung-hoon và Kim “Reignover” Yeu-jin rời Fnatic, thì nhà vua Châu Âu đang phải đối mặt với viễn cảnh tiếp tục tái thiết lại…
“Chúng ta có thông tin ngày hôm nay: Huni và ReignOver rời đội, để lại tôi trong một tình thế khó khăn: hoặc xây dựng một đội hình mới hoặc xem xét các lựa chọn khác” – Kim nói. “Nó không bao giờ là một điều hay ho để lắng nghe cả, nhưng sau khi suy nghĩ một cách tổng thể cẩn thận, tôi đã thời cơ hội để gia nhập một đội ở đẳng cấp cao nhất của mình tại Bắc Mỹ và có cơ hội để trải nghiệm một lối sống và môi trường mới. Sau những phản ánh tổng thể cẩn trọng, tôi đã quyết định tham gia LCS Bắc Mỹ mùa giải 2016.”
Trong khi điểm đến của Kim vẫn chưa được công bố, có vẻ như đã có một đội tuyển để YellOwStaR sẵn sàng gia nhập, đó là Team SoloMid (TSM). Đội tuyển LMHThàng đầu Bắc Mỹ đã có một quãng thời gian Tiền Mùa Giải 2016 đầy biến động, khi hàng loạt những tuyển thủ có tên tuổi từ Châu Âu đã đến và đi. Kim sẽ phù hợp với vai trò hỗ trợ, một tuyển thủ tài năng và một đội trưởng kì cựu có thể kêu gọi và lãnh đạo một đội tuyển có kĩ năng cao, nhưng có vẻ như khá “cứng đầu” như Søren "Bjergsen" Bjerg và Peter “DoubleLift” Peng.
Thời gian sẽ trả lời rằng, liệu YellOwStaR có khoác lên mình chiếc áo khoác trắng-đen của TSM hay sẽ gia nhập một đội khác, nhưng ở thời điểm hiện tại có một điều chắc chắn: Những ngôi sao kì cựu của Châu Âu đang băng qua Thái Bình Dương để bắt đầu một chương mới trong sự nghiệp của họ.
June_6th(Theo TheDailyDot)
" alt=""/>[LMHT] YellOwStaR rời Fnatic để đến với Team SoloMidCEO Uber Việt Nam Đặng Việt Dũng chia sẻ trong buổi hội thảo “You Can Do It 2016” do US Guide tổ chức. (Ảnh: Nguyễn Thảo)
Bỏ học ĐH Bách khoa để theo đuổi tấm bằng Cử nhân của Amherst College in Massachusetts, ra trường được làm việc cho những công ty hàng đầu thế giới, sau đó anh tiếp tục chương trình MBA của Trường Kinh doanh Harvard. Sau một năm, Việt Dũng tạm dừng con đường học hành ở Harvard để theo đuổi giấc mơ đưa Uber về Việt Nam – một cơ hội “không đến hằng ngày” như anh chia sẻ.
Anh cho rằng thành công giống như những tảng băng trôi, chỉ có 1/10 là ở trên mặt nước. Hào quang ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng những nỗi xấu hổ, mồ hôi, nước mắt thì không ai nhìn thấy cả. Mọi người nhìn vào có thể thấy mọi thứ đến với Việt Dũng quá dễ dàng, nhưng theo như anh nói “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”.
“Năm đầu tiên học đại học, mình cũng mở một trung tâm gia sư cùng một người bạn. Lúc đầu thì tự đi dạy, tự quản lý, dần dần có mấy chục gia sư, nhưng sau thì lỗ chổng vó, mất mấy chục triệu. Mấy chục triệu khi đó cũng có giá trị. Từ sau lần thất bại ấy, mình rút ra một điều là làm gì cũng phải quyết tâm hơn, chứ không làm hời hợt” – Đặng Việt Dũng chia sẻ câu chuyện thất bại thời sinh viên.
Hay như những nỗ lực của anh trong năm đầu tiên đại học: học bổng 70% những vẫn phải đóng tới 15 nghìn đô. “15 nghìn đô với đồng lương giáo viên của bố mẹ mình không phải là nhỏ. Lúc đó bố mẹ nói nếu con học 2, 3 năm nữa mới xong, thì bố mẹ có thể bán nhà. Nhưng mình không để bố mẹ làm thế. Mình đã quyết tâm học rất tốt và người ta “transfer” cho mình sang trường Amherst là trường rất tốt ở Mỹ với học bổng toàn phần luôn, cũng tiết kiệm được vài nghìn đô cho bố mẹ”.
![]() |
CEO 30 tuổi cũng chia sẻ về quãng thời gian làm việc ở McKinsey & Company. “Cả 4 năm đại học lần mình nói trước đông người nhất là với 3 thằng bạn. Nhưng công việc tư vấn chiến lược ở McKinsey ngoài những kỹ năng khác còn đòi hỏi kỹ năng thuyết trình, giải thích cho khách hàng… Lần đầu tiên mình phải trình bày trước các khách hàng là một ngân hàng lớn ở châu Á, mình run cầm cập. Sau hôm ấy mình tưởng mình bị đuổi việc mất rồi, vì người nghe bên dưới người thì ngáp, người thì ngồi bấm điện thoại… Nhưng những buổi sau nhờ luyện tập, vượt qua nỗi xấu hổ, mình nghĩ là mình cũng có một chút tiến bộ như ngày hôm nay”.
" alt=""/>CEO Uber Việt Nam: 'Tôi từng là kẻ ngạo mạn'Tại Nam Phi, cố vấn tòa án David Klatzow cáo buộc ít nhất một ngân hàng lớn của Nam Phi đã đặt khách hàng trước nguy cơ bị lừa đảo khi gắn bó với SMS OTP (mật khẩu cấp 1 lần qua SMS). Klatzow khẳng định các ngân hàng còn dùng công nghệ này phải chịu trách nhiệm cho những mất mát do lừa đảo (phishing). Điều này đặt ra cuộc tranh luận sôi nổi trên truyền thông, báo chí về trách nhiệm, đứng về phía các nạn nhân và chuyên gia bảo mật chống lại các ngân hàng và nhà mạng bị tố che đậy lừa đảo tráo SIM nội bộ. Ông lên tiếng sau khi phát hiện các điều tra viên của FNB, một trong bốn ngân hàng lớn nhất nước, không thể xác định được nguyên nhân vì sao tài khoản của Gail Jacklin lại bị hack vào đầu tháng 1/2016 và “bốc hơi” 300.000 ZAR (gần 500 triệu đồng). “Chúng ta cần ngân hàng nhận thức được trách nhiệm đối với khách hàng thay vì mua chuộc họ để che giấu sự thật trước mắt công chúng”.
Tại Úc, mọi thứ đi từ tệ đến tệ hơn chỉ trong vài tuần. Đầu tháng 2 năm nay, Cơ quan quản lý truyền thông Úc (ACMA) đưa tin các khách hàng ngân hàng tại Úc và New Zealand đang là đối tượng của các tin nhắn SMS lừa đảo chứa các đường dẫn URL đến những website mobile banking giả mạo. Kẻ lừa đảo sẽ thu hoạch thông tin đăng nhập bằng các phương thức tấn công man-in-the-middle (MITM), về cơ bản là xem trộm các tin nhắn giữa người dùng và ngân hàng.
Trong 2FA trên nền SMS, một người dùng Internet banking phải xác thực việc đăng nhập hoặc giao dịch bằng cách nhập mã OTP được gửi đến điện thoại. Phương thức này từng được xem là có thể bảo vệ trước MITM cho đến khi các chuyên gia bảo mật nhận ra tin nhắn văn bản có khả năng bị can thiệp dễ dàng. Nếu một thiết bị bị xâm phạm vì người dùng vô tình tải ứng dụng độc hại hay mã độc về máy, kẻ xấu dễ dàng lệnh cho mã độc theo dõi tin nhắn, trong đó có các tin chứa mã OTP trên điện thoại đó. Để chứng minh, một nhà báo của BBC đã sử dụng SIM tráo phi pháp để lấy mã SMS OTP và truy cập một tài khoản tại NatWest (Anh).
" alt=""/>Ngân hàng nên dừng SMS OTP nếu không muốn khách hàng mất tiền oan